Thông báo
Để chào mừng tết Nguyên Đán Quý Tị 2013, Diễn Đàn Kiến Thức sẽ tổ chức cuộc thi "Mùa Tết quê tôi" với nội dung như sau:
1. Mục đích của cuộc thi:
- Tôn vinh ngày Tết cổ truyền của dân tộc – một nét đẹp truyền thống của văn hóa người Việt Nam.
- Bồi dưỡng tình yêu gia đình, quê hương đất nước,…
- Gắn kết thành viên, chia sẻ cảm xúc, chia sẻ yêu thương,…
- Góp phần tạo nên sự hoạt động sôi nổi cho diễn đàn.
2. Đối tượng dự thi:
Mọi đối tượng là thành viên của www.diendankienthuc.net có khả năng viết bài tham dự ( trừ BGK, BTC cuộc thi).
Mỗi cá nhân gửi tối đa 3 tác phẩm dự thi.
Bài tham dự chưa tham gia bất cứ cuộc thi văn chương nào khác.
3. Nội dung và và chủ đề cuộc thi: Mùa Tết quê tôi
Đó có thể là những xúc cảm ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Đó có thể là Tết khiến bạn thích nhất?
Kỉ niệm cảm động, nhớ nhất trong những ngày Tết của bạn.
Xu hướng Tết hiện nay? Bạn mong ước điều gì trong những ngày Tết tới.....
4. Hình thức dự thi
- Viết một tác phẩm văn học hoàn chỉnh về hình thức và nội dung. Các thể loại hợp lệ: Văn xuối ( truyện ngắn, truyện dài, tản văn, tạp bút,… )Thơ ca, (có ảnh nếu có).
- Thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Việt.
- Tối thiểu 500 từ và tối đa 5.000 từ
- Phông chữ Times New Roman, cỡ chứ 12, cách dòng 1,5.
- Cuộc thi diễn ra 2 vòng, vòng 1 do BGK chọn ra 10 tác phẩm xuất sắc nhất tham dự vào vòng Chung kết. Vòng 2 dựa trên đánh giá của các thành viên và cộng đồng mạng. (qua lượt thank trên diễn đàn, like trên Facebook và bình luận, bình chọn của cộng đồng thành viên).
5. Cơ cấu giải thưởng:
a) Một giải nhất: 1.000.000 VNĐ (Người dùng bình chọn)
b) Hai giải nhì mỗi giải 500.000 VNĐ. (Người dùng bình chọn)
c) Ba giải ba mỗi giải 300.000 VNĐ. (Người dùng bình chọn)
d) Bốn giải phụ bao gồm: Giải bình luận hay nhất (dành cho khán giả), giải Bài viết có ý tưởng hay nhất, giải Bài viết trình bày ấn tượng nhất và giải Bài viết xúc động nhất mỗi giải 200.000 VNĐ. (Do Ban giám khảo bình chọn). Các bài xét giải phụ bao gồm tất cả các bài dự thi. Một bài dự thi có thể đạt cả giải chính và giải phụ.
Bài dự thi lọt vào vòng chung kết Diễn đàn Kiến thức có quyền sử dụng vì mục đích học tập, chia sẻ rộng rãi.
6. Thời gian tổ chức cuộc thi:
Thời gian bắt đầu nhận bài viết: Từ 01 giờ 01 phút ngày 01 tháng 01 năm 2013
Thời gian kết thúc nhận bài viết: 24h00 ngày 15 tháng 01 Năm 2013
Thời gian công bố 10 bài xuất sắc nhất được lọt vào vòng 2: 19h00 ngày 17 tháng 01 năm 2013.
Việc bầu chọn bài viết được bắt đầu ngay từ khi bài viết đó được đăng lên Diễn đàn, sau khi BTC công bố 10 bài xuất sắc nhất, cộng đồng mạng tiếp tục bầu chọn cho các bài này, kết quả bầu chọn sẽ là tổng số lượt bầu chọn của cả hai vòng.
Thời gian kết thúc bầu chọn: 24h00 ngày 22 tháng 01 năm 2013.
Thời gian công bố kết quả: Ngày 24 tháng 01 năm 2013.
Các thí sinh liên hệ BTC để nhận giải thưởng sau đó.
Bài viết gửi đến mục http://diendankienthuc.net/diendan/phong-du-thi-mua-tet-que-toi/
Đầu bài viết có giới thiệu:
a. Họ và tên:…….
b. Tuổi:...............
b. Nghề nghiệp:….
Đối với các bài viết lọt vào vòng 2 cần bổ sung thêm thông tin, gửi về theo địa chỉ email của BTC. Các thông tin này được bảo mật với bên thứ 3.
+ Địa chỉ liên lạc:…
+ Số điện thoại: (nếu có)…
+ Nơi công tác: (Ghi rõ địa chỉ cơ quan, vị trí công tác).
7. Qui định đánh giá hợp lệ:
Bài viết hợp lệ:
- Đảm bảo các yêu cầu của mục (1), (2), (3), (4), (6), (7) của Thông báo này.
- Người gửi tác phẩm chịu mọi trách nhiệm về sở hữu trí tuệ tác phẩm trong việc gửi tác phẩm tham dự cuộc thi.
- Mang đặc trưng của ngày Tết, đậm bản sắc thuần phong mỹ tục vùng miền, quê hương đất nước.
- Chân thực, mang tính nhân văn yêu thương sâu sắc. Giọng văn trong sáng.Bình chọn hợp lệ:
- Các bình chọn của độc giả cho bài viết tham dự được tính bằng lượt “Thanks – Cảm ơn” và “Like - Thích” có tại Diễn đàn Kiến thức và lượt “Like - Thích” , “Chia sẻ” bài viết có từ trang gốc bài dự thi đăng tại FanPage “Hội những người Yêu Kiến Thức” trên www.facebook.com
Cách tính điểm như sau:
Một thank được 02 điểm
Một like 01 điểm (Tính cả like trên FB và like trên nút like của Diễn Đàn kết nối FB)
Một reply hợp lệ trên Diễn đàn được 02 điểm
Một chia sẻ trên Facebook được 02 điểm.
Bài đạt giải nhất là bài có tổng điểm cao nhất, giải nhì là bài có số điểm cao thứ hai. Trong trường hợp có nhiều bài trùng điểm, BGK sẽ quyết định.
B. Cơ cấu BTC, BKG và nội qui điều hành, làm việc.
Ban Tổ Chức, 5 thành viên
Chủ tịch: Phạm Tân Khoa - Butchi
Ủy viên: Vũ Huy Nam – Huy Nam
Uỷ viên: Nguyễn Văn Qúy – Hide ( Nội dung)
Thư ký 1 : Nguyễn Thị Cúc Phương
Thư ký 2: Võ Thị Hồng Nhung
Ban giám khảo: (Dự kiến)
Chủ tịch: Nguyễn Thị Thanh Tuyền – Tuyền Nguyễn
Phó chủ tịch: Trần Thị Thúy – Phong Cầm
Ủy viên: Nguyễn Văn Qúy – Hide
Ủy viên: Nguyễn Thị Cúc Phương
Thư ký: Võ Thị Hồng Nhung
Thay mặt BQT
Phạm Tân Khoa
Bút Nghiên: Việc học hành
Thursday, December 20, 2012
Saturday, November 24, 2012
Ngân hàng rục rịch gom trái phiếu cuối năm!
Điều này trái ngược với xu hướng mọi năm, khi các ngân hàng thường giảm mua trái phiếu để dồn tiền lo thanh khoản. Lượng trái phiếu các ngân hàng mua được từ đầu quý IV năm nay cũng tăng mạnh so với cuối năm ngoái.
Vài năm trở lại đây, ngân hàng vẫn luôn là thành viên chủ chốt nhất tham gia thị trường trái phiếu. Dữ liệu từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, 89% trái phiếu phát hành của năm 2012 đang thuộc sở hữu của các ngân hàng. Cuối năm thường là thời điểm các nhà băng dồn nguồn tiền lo thanh khoản nên hạn chế tham gia mua trái phiếu. Vậy mà năm nay, thị trường giao dịch trái phiếu vẫn sôi động trong những tháng cuối.
3 tháng cuối năm ngoái, 25 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua HNX chỉ huy động được 5.400 tỷ đồng. Trong khi đó, từ đầu tháng 10/2012 đến nay - mới được nửa quý IV - chỉ qua 11 phiên nhưng đã có 11.600 tỷ đồng trái phiếu được phát hành. Sau gần 11 tháng, các nhà băng đã mua 117.755 tỷ đồng trái phiếu. Kết quả này gấp rưỡi lượng trái phiếu họ đã mua trong cả năm 2011.
Chưa đi hết năm 2012 nhưng lượng trái phiếu các ngân hàng mua thành công đã vượt 1,5 lần của năm 2011 và gấp nhiều lần năm 2010.
Trái phiếu năm nay vẫn "đắt khách" dù chi phí mua vào của các ngân hàng đã cao hơn trước. Lãi suất trái phiếu của 3 tháng cuối năm ngoái là 11,2% đến 11,15%. Khi đó, trần lãi suất huy động tại các ngân hàng là 14% một năm. Còn năm nay, các ngân hàng phải mua trái phiếu với chi phí cao hơn trần lãi suất huy động 9%. Số liệu từ HNX cho biết lãi suất trái phiếu 2 tháng gần đây từ 9,35% đến 10%.
Báo cáo về ngành ngân hàng trong quý III và nhận định quý IV của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng nhìn thấy xu hướng đẩy mạnh đầu tư trái phiếu vào thời điểm cuối năm. "Hiện tượng thừa thanh khoản tạm thời đang diễn ra tại một số ngân hàng lớn có tốc độ tăng trưởng huy động cao, trong khi lượng cho vay ra thấp. Vì vậy, để đảm bảo lợi nhuận và cân bằng chi phí vốn, có thể các ngân hàng này sẽ tăng cường mua trái phiếu Chính phủ trong những tháng cuối năm", VCBS dự báo.
Lý do mua trái phiếu mạnh tay theo lý giải của một số ngân hàng là để "găm" sẵn những tấm đệm thanh khoản khi cần thiết.
Ông Phan Huy Khang - Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - thừa nhận vừa rồi có mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương. 9 tháng vừa rồi, Sacombank tăng trưởng huy động vốn đạt 30% - cao nhất nhì thị trường nhưng tín dụng chỉ tăng 8,11%. "Sacombank vừa mua 300 tỷ đồng trái phiếu của UBND TP HCM. Theo tôi đầu tư trái phiếu Chính phủ cũng là một hình thức tốt vừa sinh lời lại vừa đảm bảo khả năng thanh toán nhanh", ông Khang thông tin.
Thành viên HĐQT một ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ tại Hà Nội cũng khẳng định sẽ không ngại gom trái phiếu nếu tình hình thanh khoản tháng sau không còn căng thẳng. 9 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của ngân hàng này cũng gấp ba lần tín dụng nên vị này cho biết có dư địa để mua thêm trái phiếu để giảm chi phí vốn.
Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu thì cho rằng cuối năm, chỉ những nhà băng huy động vốn được nhiều, thanh khoản tốt mới mạnh tay tham gia thị trường trái phiếu. "Đó có thể là ngân hàng có vốn của Nhà nước hoặc một vài ngân hàng cổ phần đứng đầu trong hệ thống. Theo ước tính của tôi đâu đó khoảng một phần ba các nhà băng hiện nay dư thừa vốn. Còn lại, từ nay đến cuối năm không ít ngân hàng sẽ thiếu vốn", ông Hiếu dự đoán.
Tại nghị trường Quốc hội ngày 13/11, người đứng đầu ngành ngân hàng - Nguyễn Văn Bình - đánh giá cao với việc các ngân hàng mạnh tay mua trái phiếu trong năm nay. Ông cho biết, những năm trước và cụ thể trong năm 2011, tăng trưởng tín dụng là 14% nhưng lại không phát hành được nhiều trái phiếu Chính phủ như năm 2012. "Khi đó toàn bộ tiền được dồn vào tăng trưởng tín dụng. Còn năm nay, một phần tiền được đầu tư gián tiếp qua trái phiếu Chính phủ. Đầu tư vào trái phiếu cũng là đưa tiền vào nền kinh tế", ông Bình nói.
Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng cách tính gộp trái phiếu Chính phủ vào tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế là không hợp lý. Vị này phân tích: "Rủi ro của việc cho vay Chính phủ qua trái phiếu ở Việt Nam gần như bằng 0 trong khi cho vay các đối tượng kinh tế khác, hệ số rủi ro đó rất cao. Do đó không thể đánh đồng như vậy". Theo ông, chỉ nên cộng trái phiếu ngân hàng mua từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế không có bảo lãnh của Chính phủ vào tổng dư nợ".
Vài năm trở lại đây, ngân hàng vẫn luôn là thành viên chủ chốt nhất tham gia thị trường trái phiếu. Dữ liệu từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, 89% trái phiếu phát hành của năm 2012 đang thuộc sở hữu của các ngân hàng. Cuối năm thường là thời điểm các nhà băng dồn nguồn tiền lo thanh khoản nên hạn chế tham gia mua trái phiếu. Vậy mà năm nay, thị trường giao dịch trái phiếu vẫn sôi động trong những tháng cuối.
3 tháng cuối năm ngoái, 25 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua HNX chỉ huy động được 5.400 tỷ đồng. Trong khi đó, từ đầu tháng 10/2012 đến nay - mới được nửa quý IV - chỉ qua 11 phiên nhưng đã có 11.600 tỷ đồng trái phiếu được phát hành. Sau gần 11 tháng, các nhà băng đã mua 117.755 tỷ đồng trái phiếu. Kết quả này gấp rưỡi lượng trái phiếu họ đã mua trong cả năm 2011.
Chưa đi hết năm 2012 nhưng lượng trái phiếu các ngân hàng mua thành công đã vượt 1,5 lần của năm 2011 và gấp nhiều lần năm 2010.
Trái phiếu năm nay vẫn "đắt khách" dù chi phí mua vào của các ngân hàng đã cao hơn trước. Lãi suất trái phiếu của 3 tháng cuối năm ngoái là 11,2% đến 11,15%. Khi đó, trần lãi suất huy động tại các ngân hàng là 14% một năm. Còn năm nay, các ngân hàng phải mua trái phiếu với chi phí cao hơn trần lãi suất huy động 9%. Số liệu từ HNX cho biết lãi suất trái phiếu 2 tháng gần đây từ 9,35% đến 10%.
Báo cáo về ngành ngân hàng trong quý III và nhận định quý IV của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng nhìn thấy xu hướng đẩy mạnh đầu tư trái phiếu vào thời điểm cuối năm. "Hiện tượng thừa thanh khoản tạm thời đang diễn ra tại một số ngân hàng lớn có tốc độ tăng trưởng huy động cao, trong khi lượng cho vay ra thấp. Vì vậy, để đảm bảo lợi nhuận và cân bằng chi phí vốn, có thể các ngân hàng này sẽ tăng cường mua trái phiếu Chính phủ trong những tháng cuối năm", VCBS dự báo.
Lý do mua trái phiếu mạnh tay theo lý giải của một số ngân hàng là để "găm" sẵn những tấm đệm thanh khoản khi cần thiết.
Ông Phan Huy Khang - Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - thừa nhận vừa rồi có mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương. 9 tháng vừa rồi, Sacombank tăng trưởng huy động vốn đạt 30% - cao nhất nhì thị trường nhưng tín dụng chỉ tăng 8,11%. "Sacombank vừa mua 300 tỷ đồng trái phiếu của UBND TP HCM. Theo tôi đầu tư trái phiếu Chính phủ cũng là một hình thức tốt vừa sinh lời lại vừa đảm bảo khả năng thanh toán nhanh", ông Khang thông tin.
Ngân hàng dư dả thanh khoản sẽ tăng gom trái phiếu vào cuối năm. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Thành viên HĐQT một ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ tại Hà Nội cũng khẳng định sẽ không ngại gom trái phiếu nếu tình hình thanh khoản tháng sau không còn căng thẳng. 9 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của ngân hàng này cũng gấp ba lần tín dụng nên vị này cho biết có dư địa để mua thêm trái phiếu để giảm chi phí vốn.
Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu thì cho rằng cuối năm, chỉ những nhà băng huy động vốn được nhiều, thanh khoản tốt mới mạnh tay tham gia thị trường trái phiếu. "Đó có thể là ngân hàng có vốn của Nhà nước hoặc một vài ngân hàng cổ phần đứng đầu trong hệ thống. Theo ước tính của tôi đâu đó khoảng một phần ba các nhà băng hiện nay dư thừa vốn. Còn lại, từ nay đến cuối năm không ít ngân hàng sẽ thiếu vốn", ông Hiếu dự đoán.
Tại nghị trường Quốc hội ngày 13/11, người đứng đầu ngành ngân hàng - Nguyễn Văn Bình - đánh giá cao với việc các ngân hàng mạnh tay mua trái phiếu trong năm nay. Ông cho biết, những năm trước và cụ thể trong năm 2011, tăng trưởng tín dụng là 14% nhưng lại không phát hành được nhiều trái phiếu Chính phủ như năm 2012. "Khi đó toàn bộ tiền được dồn vào tăng trưởng tín dụng. Còn năm nay, một phần tiền được đầu tư gián tiếp qua trái phiếu Chính phủ. Đầu tư vào trái phiếu cũng là đưa tiền vào nền kinh tế", ông Bình nói.
Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng cách tính gộp trái phiếu Chính phủ vào tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế là không hợp lý. Vị này phân tích: "Rủi ro của việc cho vay Chính phủ qua trái phiếu ở Việt Nam gần như bằng 0 trong khi cho vay các đối tượng kinh tế khác, hệ số rủi ro đó rất cao. Do đó không thể đánh đồng như vậy". Theo ông, chỉ nên cộng trái phiếu ngân hàng mua từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế không có bảo lãnh của Chính phủ vào tổng dư nợ".
Thanh Thanh Lan
View more random threads:
- Vấn đề chung cho vay tiêu dùng
- Hoàn thiện và phát triển công tu chứng khoán
- ngân hàng trung ương
- Các công cụ của chính sách tiền tệ
- Phân tích tài chính doanh nghiệp và dự án
- Để Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ dương: Bốn bước để kiểm...
- Ngân hàng rục rịch gom trái phiếu cuối năm!
- Huy động vốn tại ngân hàng thương mại
- Citigroup bỏ tiền để dàn xếp vụ lừa đảo
- Suy nghĩ về đồng tiền
- Tăng cường vốn huy động tài chính
- Tài chính phát triển
- Hạn chế rủi do trong thanh toán tín dụng
- Chất lượng tín dụng cho vay
- Phân tích Tài chính Doanh nghiệp _ Chương trình giảng...
Tuesday, November 20, 2012
Cuộc sống không phụ những kẻ có lòng
Một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai. Cây thứ nhất nói: "Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy". Cây thứ hai nói: "Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn . Tôi sẽ chở đức vua và hòang hậu đi khắp thế giới". Và cây thứ ba: "Tôi muốn vươn dài để trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng này. Mọi người
nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời".
Một vài năm sau đó một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực.
Khi cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi.
Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hy vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ.
Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an tòan và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi
ánh mặt trời vừa ló dạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này.
Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích. Cà ba cây cổ thụ đều thực hiện được những ước mơ của mình, dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Cuộc sống sẽ không phụ những kẻ có lòng.
nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời".
Một vài năm sau đó một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực.
Khi cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi.
Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hy vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ.
Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an tòan và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi
ánh mặt trời vừa ló dạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này.
Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích. Cà ba cây cổ thụ đều thực hiện được những ước mơ của mình, dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Cuộc sống sẽ không phụ những kẻ có lòng.
(sưu tầm)
View more random threads:
- Sống Không Làm Người Khác Buồn Khổ
- Chỉ có hai ta
- Sống bằng tình cảm hay lí trí?
- Hóa Thân Của Mùa Xuân
- Giá trị của những câu hỏi
- Cây Xương Rồng và Bài Học Tình Yêu
- Bài học từ loài ngỗng trời
- Đen hay trắng
- Có những điều...
- Nghệ thuật sống là thế nào?
- Sức mạnh thiên thần!
- 20 bí quyết để loại trừ căng thẳng
- Một câu chuyện ám ảnh
- Bạn hãy dành 1 chút thời gian đọc nó nha...nhok nghĩ...
- Bỏ ra và thu lại luôn tỷ lệ thuận với nhau
Monday, October 29, 2012
Khi nào những tấn bi kịch trở thành hài kịch ?
Tham khảo : When do Tragedies Become Funny?
Why do some people find tragic events funny and when?
Published on September 14, 2012 by Gil Greengross, Ph.D. in Humor Sapiens
Tại sao và khi nào một số người phát hiện thấy những sự kiện bi kịch là khôi hài ?
Mọi người có vẻ thường xuyên phát hiện thấy một số tấn bi kịch và những rủi ro khác trong cuộc sống là khôi hài, nhưng có nhiều nhân tố liên quan trong việc chuyển hoá bi kịch thành hài kịch. Như Erma Bombeck đã từng nói , " Có một ranh giới mong manh phân biệt giữa tiếng cười và sự đau đớn, giữa hài kịch và bi kịch, hài hước và tổn thương." Tại sao nhiều người lại phát hiện thấy những bi kịch bà bất hạnh là khôi hài và điều gì tạo nên điều đó ?
Peter Mcgraw cộng tác với các thành viên trong phòng thí nghiệm về sự hài hước của ông tại trường đại học Colorado ở Boulder, để tìm một câu trả lời. Trong 1 bài báo được công bố gần đây, họ đã cố khám phá những gốc rễ của hiện tượng này. Họ đã tiến hành một loạt nghiên cứu để xem xét những điều kiện khác nhau mà trong đó những tấn bi kịch có thể gây ra tiếng cười.
Cốt lõi của lý thuyết này không chỉ xem xét về thời điểm xảy ra bi kịch mà còn về mức độ nghiêm trọng của nó. Những bi kịch nho nhỏ , hoặc những rủi ro , có thể gây ra sự hài hước nếu chúng xảy đến với bạn hoặc với một người bạn thân của bạn. Mặt khác, những bất hạnh lớn là buồn cười hơn khi chúng giáng xuống người khác.
Trong một nghiên cứu, các đối tượng phải nhớ lại một sự kiện gây ra sự buồn cười hoặc tăng , hoặc giảm theo thời gian, và đánh giá mức độ khó chịu của sự kiện đó. Kết quả cho thấy, những sự kiện có mức độ trầm trọng, làm cho bạn rất khó chịu, thì mức độ buồn cười gia tăng theo thời gian ( so với mức độ buồn cười mà họ phát hiện thấy tại thời điểm sự kiện xảy ra ). Nhưng đối với với những rủi ro nhỏ thì sự buồn cười của nó giảm dần theo thời gian.
Hãy nghĩ về sự khác nhau giữa việc bị xe tông ( rất khó chịu ) và bị vấp ngón chân ( không khó chịu lắm ). Nếu bạn bị một cái xe tông phải, bạn sẽ không thấy việc này là buồn cười ngay tại thời điểm đó, có thể vì nó gây thịệt hại về thể chất và tinh thần cho bạn. Nhưng theo thời gian, khi bạn ngày càng tách ra khỏi tình huống đó, bạn có thể nhìn lại và phát hiện thấy vụ tai nạn đó là buồn cười. Mặt khác, nếu bạn có một chấn thương không đáng kể đến chân của bạn, nó có thể buồn cười lúc đầu, nhưng cảm giác này sẽ suy yếu dần trong thời gian dài. Đó chính xác là những điều mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện. 99% các đối tượng nghĩ rằng một vụ tông xe xảy ra cách đây 5 năm sẽ buồn cười hơn tại ngày hôm nay hơn là vào ngày xảy ra tai nạn, trong khi chỉ có 18% nghĩ rằng một vụ chấn thương ngón chân sẽ thú vị hơn sau 5 năm.
Những thí nghiệm khác cho thấy , khi mọi người nhìn một bức hình của ai đó mà họ tin là thực sự bị tổn thương ( ví dụ ngón tay xuyên qua mắt như hình bên dưới ), họ có xu hướng đánh giá nó là ít buồn cười hơn so với khi họ nghĩ tấm hình đó là giả hoặc so với một sự bị tổn thương nhỏ.

Nghiên cứu này đã chỉ ra vô số những điều kiện mà ở đó những bi kịch có thể gây ra sự hài hước, nhưng vẫn có một vài câu hỏi chưa có câu trả lời. Ví dụ, những người Do Thái trong các trại tập trung trong suốt Thế Chiến II đã tạo ra những câu chuyện đùa về Đức Quốc xã và tình cảnh của họ. Kiểu hài hước này dường như vi phạm những tiền để rằng chúng ta cần tạo khoảng cách giữa bản thân với thời gian hoặc những người liên quan, hoặc mức độ trầm trọng của sự kiện cần được làm nhẹ, nhằm phát hiện thấy những bi kịch kinh khủng đó là buồn cười. Tại sao điều này xảy ra ?
Có thể khi chúng ta bị chìm ngập bởi những sự kiện bi thảm, khi chúng ta đạt đến sự đau khổ vô cùng, và nỗi đau khổ của chúng ta rất nghiêm trọng, chúng ta cảm thấy hoàn toàn bất lực , không thể thay đổi thực tế xung quanh mình. Trong những hoàn cảnh đó, sự hài hước là một công cụ hữu ích , như là một cơ chế bảo vệ. Chúng ta bị áp đảo bởi nỗi đau, không thể chứa nó hoặc xử lý nó ở thời điểm hiện tại, vì vậy chúng ta tìm kiếm sự giải tỏa.
Chaya Ostrower, người đã viết một cuốn sách về sự hài hước trong suốt thời kỳ người Do Thái bị tàn sát hàng loạt , đã nói rằng , những người Do Thái không thể kiểm soát thực tế xung quanh họ, do đó thay vì cảm thấy bất lực trước nó, họ cố gắng thay đổi những cảm xúc bên trong mình. Sự hài hước đóng một vai trò lớn trong sự thay đổi đó và mang lại cho họ một tia hy vọng từ thực tế kinh khủng xung quanh họ.
Thời gian, chính nó đôi khi không cho phép chúng ta cười vào tất cả mọi thứ. Dù bằng cách nào, bi kịch và sự hài hước có thể sẽ tiếp tục liên kết vói nhau đối với nhiều người trong chúng ta.
Nguồn : psychologytoday.com
Why do some people find tragic events funny and when?
Published on September 14, 2012 by Gil Greengross, Ph.D. in Humor Sapiens
Tại sao và khi nào một số người phát hiện thấy những sự kiện bi kịch là khôi hài ?
Mọi người có vẻ thường xuyên phát hiện thấy một số tấn bi kịch và những rủi ro khác trong cuộc sống là khôi hài, nhưng có nhiều nhân tố liên quan trong việc chuyển hoá bi kịch thành hài kịch. Như Erma Bombeck đã từng nói , " Có một ranh giới mong manh phân biệt giữa tiếng cười và sự đau đớn, giữa hài kịch và bi kịch, hài hước và tổn thương." Tại sao nhiều người lại phát hiện thấy những bi kịch bà bất hạnh là khôi hài và điều gì tạo nên điều đó ?
Peter Mcgraw cộng tác với các thành viên trong phòng thí nghiệm về sự hài hước của ông tại trường đại học Colorado ở Boulder, để tìm một câu trả lời. Trong 1 bài báo được công bố gần đây, họ đã cố khám phá những gốc rễ của hiện tượng này. Họ đã tiến hành một loạt nghiên cứu để xem xét những điều kiện khác nhau mà trong đó những tấn bi kịch có thể gây ra tiếng cười.
Cốt lõi của lý thuyết này không chỉ xem xét về thời điểm xảy ra bi kịch mà còn về mức độ nghiêm trọng của nó. Những bi kịch nho nhỏ , hoặc những rủi ro , có thể gây ra sự hài hước nếu chúng xảy đến với bạn hoặc với một người bạn thân của bạn. Mặt khác, những bất hạnh lớn là buồn cười hơn khi chúng giáng xuống người khác.
Trong một nghiên cứu, các đối tượng phải nhớ lại một sự kiện gây ra sự buồn cười hoặc tăng , hoặc giảm theo thời gian, và đánh giá mức độ khó chịu của sự kiện đó. Kết quả cho thấy, những sự kiện có mức độ trầm trọng, làm cho bạn rất khó chịu, thì mức độ buồn cười gia tăng theo thời gian ( so với mức độ buồn cười mà họ phát hiện thấy tại thời điểm sự kiện xảy ra ). Nhưng đối với với những rủi ro nhỏ thì sự buồn cười của nó giảm dần theo thời gian.
Hãy nghĩ về sự khác nhau giữa việc bị xe tông ( rất khó chịu ) và bị vấp ngón chân ( không khó chịu lắm ). Nếu bạn bị một cái xe tông phải, bạn sẽ không thấy việc này là buồn cười ngay tại thời điểm đó, có thể vì nó gây thịệt hại về thể chất và tinh thần cho bạn. Nhưng theo thời gian, khi bạn ngày càng tách ra khỏi tình huống đó, bạn có thể nhìn lại và phát hiện thấy vụ tai nạn đó là buồn cười. Mặt khác, nếu bạn có một chấn thương không đáng kể đến chân của bạn, nó có thể buồn cười lúc đầu, nhưng cảm giác này sẽ suy yếu dần trong thời gian dài. Đó chính xác là những điều mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện. 99% các đối tượng nghĩ rằng một vụ tông xe xảy ra cách đây 5 năm sẽ buồn cười hơn tại ngày hôm nay hơn là vào ngày xảy ra tai nạn, trong khi chỉ có 18% nghĩ rằng một vụ chấn thương ngón chân sẽ thú vị hơn sau 5 năm.
Những thí nghiệm khác cho thấy , khi mọi người nhìn một bức hình của ai đó mà họ tin là thực sự bị tổn thương ( ví dụ ngón tay xuyên qua mắt như hình bên dưới ), họ có xu hướng đánh giá nó là ít buồn cười hơn so với khi họ nghĩ tấm hình đó là giả hoặc so với một sự bị tổn thương nhỏ.

Nghiên cứu này đã chỉ ra vô số những điều kiện mà ở đó những bi kịch có thể gây ra sự hài hước, nhưng vẫn có một vài câu hỏi chưa có câu trả lời. Ví dụ, những người Do Thái trong các trại tập trung trong suốt Thế Chiến II đã tạo ra những câu chuyện đùa về Đức Quốc xã và tình cảnh của họ. Kiểu hài hước này dường như vi phạm những tiền để rằng chúng ta cần tạo khoảng cách giữa bản thân với thời gian hoặc những người liên quan, hoặc mức độ trầm trọng của sự kiện cần được làm nhẹ, nhằm phát hiện thấy những bi kịch kinh khủng đó là buồn cười. Tại sao điều này xảy ra ?
Có thể khi chúng ta bị chìm ngập bởi những sự kiện bi thảm, khi chúng ta đạt đến sự đau khổ vô cùng, và nỗi đau khổ của chúng ta rất nghiêm trọng, chúng ta cảm thấy hoàn toàn bất lực , không thể thay đổi thực tế xung quanh mình. Trong những hoàn cảnh đó, sự hài hước là một công cụ hữu ích , như là một cơ chế bảo vệ. Chúng ta bị áp đảo bởi nỗi đau, không thể chứa nó hoặc xử lý nó ở thời điểm hiện tại, vì vậy chúng ta tìm kiếm sự giải tỏa.
Chaya Ostrower, người đã viết một cuốn sách về sự hài hước trong suốt thời kỳ người Do Thái bị tàn sát hàng loạt , đã nói rằng , những người Do Thái không thể kiểm soát thực tế xung quanh họ, do đó thay vì cảm thấy bất lực trước nó, họ cố gắng thay đổi những cảm xúc bên trong mình. Sự hài hước đóng một vai trò lớn trong sự thay đổi đó và mang lại cho họ một tia hy vọng từ thực tế kinh khủng xung quanh họ.
Thời gian, chính nó đôi khi không cho phép chúng ta cười vào tất cả mọi thứ. Dù bằng cách nào, bi kịch và sự hài hước có thể sẽ tiếp tục liên kết vói nhau đối với nhiều người trong chúng ta.
Nguồn : psychologytoday.com
View more random threads:
- Giọng nói 'tố cáo' người lăng nhăng
- Bất kỳ ai tràn đầy năng lượng nhất sẽ chiến thắng
- Tiền "đè" đàn ông
- Tại sao việc lập kế hoạch nghề nghiệp là sự lãng phí...
- 12 quy luật của cảm xúc.
- Các chuyên gia nói gì về người đàn ông ôm xác vợ?
- Lắng nghe, thấu hiểu người khác cũng là nghệ thuật
- Tôi có nên biết ơn tình yêu của chúng tôi ?
- Từ ngữ nguy hiểm nhất thế giới.
- Giải thoát bạn và cuộc hôn nhân của bạn khỏi ảnh hưởng...
- Kiên nhẫn trong tình yêu.
- Hiệu ứng Zeigarnik: Một cách đơn giản để đánh bại sự...
- 10 lý do chàng “một đi không trở lại”
- Những thay đổi về tâm lý
- Trải nghiệm thưởng thức.
4 bước đơn giản để ứng xử với người hay than vãn
Tham khảo
Whine, Whine, Whine: Four Simple Steps for Dealing with complainers
Coping with complainers
Published on June 3, 2012 by F. Diane Barth, L.C.S.W. in Off the Couch
Tôi tin rằng có 3 lý do chính lý giải tại sao con người than vãn:
1- Họ đang đau khổ sâu sắc bởi điều gì đó mà họ cảm thấy bất lực không thể thay đổi
2- Họ đồng thời cảm thấy tức giận và buồn bã về hoàn cảnh và lo lắng rằng đó là lỗi của họ
3- Họ không biết làm thế nào để xoa dịu bản thân
Mặc dù người hay than vãn có thể hỏi xin lời khuyên thì những gì họ thực sự muốn ở ai đó là xác nhận rằng những cảm xúc của họ là có lý và giúp họ kiểm soát nỗi buồn, sự tức giận và cảm giác tội lỗi về hoàn cảnh. Vì vậy, nếu bạn chỉ cho họ sự xoa dịu hoặc sự thông cảm thì hiếm khi giúp họ cảm thấy tốt hơn, đó là lý do tại sao bạn bè của người hay than vãn cuối cùng trở nên chán ngấy. 1 cách tốt hơn để xử lý với những tình huống đó là kết hợp sự thấu cảm và sự thiết lập giới hạn ngay từ lúc bắt đầu.
Sau đây là 4 bước đơn giản để giúp đỡ người hay than vãn (người đó có thể là đồng nghiệp, bạn bè, những thành viên gia đình)
1- Thừa nhận với họ là bạn hiểu nỗi khổ và những cảm giác của sự bất lực và khó chịu. Với 1 đồng nghiệp, bạn có thể nói, 'Tôi biết bạn cảm nhận như thế nào. Và điều đó là tồi tệ vì chúng ta thực sự không thể làm được gì.' Với 1 em bé (còn đi chập chững) và/ hoặc 1 con chó, bạn có thể vuốt ve, xoa dịu cơ thể nó. 'Tôi biết bạn đang đói, nhưng tôi không có cái gì cho bạn bây giờ cả. Bạn có thể nắm tay tôi một vài phút cho đến khi chúng ta về nhà?' (nói với em bé)
2- Nhận ra rằng bạn không thể thay đổi những cảm xúc của họ. Họ đang bị măc kẹt trong 1 hoàn cảnh đau khổ, và lời khuyên của bạn, thậm chí sự xoa dịu của bạn sẽ là không đủ để thay đổi trải nghiệm của họ. Họ sẽ tiếp tục than vãn cho đến chừng nào họ phát triển được sức mạnh nội tại và 1 cảm giác có khả năng nhiều hơn, mà điều đó không thể xảy ra sau 1 đêm.
3- Cố gắng để cho họ biết rằng bạn hiểu đó không phải lỗi của họ, hoặc tệ nhất, đó hoàn toàn không phải lỗi của họ. Họ đã âm thầm, thường là trong vô thức, đổ lỗi cho bản thân vì những khó khăn của họ. Nhưng vì họ đang cảm thấy tội lỗi nên họ sẽ liên tục yêu cầu sự tha tội của bạn mà bạn không thể ban cho họ.
4- Thiết lập những giới hạn kiên quyết, rõ ràng về: bạn có thể lắng nghe họ bao lâu và những gì bạn có thể mang lại cho họ. Ví dụ, với 1 đồng nghiệp, bạn có thể nói, 'Tôi biết điều này thực sự làm bạn phiền muộn, và tôi rất tiếc về điều đó. Nhưng thật không may, tôi không thể ngồi và nói chuyện lâu hơn. Tôi phải quay lại làm việc.' Với 1 người bạn hoặc thành viên gia đình, giới hạn về thời gian bạn có thể nói chuyện qua điện thoại. Chuyển qua những chủ đề khác. Kể với họ về một số điều xảy ra trong cuộc sống của bạn. Nói cách khác, làm họ xao lãng. Ngược đời thay, bằng cách thiết lập những giới hạn, bạn đã cho họ biết rằng bạn tin là họ có thể tự xử lý sự thất vọng, khó chịu nhỏ đó, và chừng nào sự khó chịu đó không quá tải, điều này sẽ giúp họ bắt đầu phát triển sức mạnh bản thân mà họ cần có để chấm dứt than vãn.
Lời cuối, hãy nhớ 2 điều sau:
- Sự than vãn nhìn chung phản ánh sự bất lực của 1 người trong việc thay đổi hoặc là 1 hoàn cảnh hoặc là những cảm xúc của chính họ.
- Mối quan hệ của họ với bạn quan trọng hơn những giải pháp của bạn cho vấn đề của họ. Mọi việc sẽ không trở nên tốt hơn nếu bạn cho phép họ than vãn mãi mà không quan tâm hành động đó ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Thiết lập những giới hạn có thể không được tử tế; nhưng sự từ chối sẽ còn tồi tệ hơn. Nếu bạn có thể tìm 1 cách để thấu cảm với hoàn cảnh của họ, thiết lập những giới hạn mà họ có thể chịu được và bảo vệ không gian và sự lành mạnh tinh thần của bạn, bạn đã giúp họ rất nhiều.
Nguồn: psychologytoday.com
Whine, Whine, Whine: Four Simple Steps for Dealing with complainers
Coping with complainers
Published on June 3, 2012 by F. Diane Barth, L.C.S.W. in Off the Couch
Tôi tin rằng có 3 lý do chính lý giải tại sao con người than vãn:
1- Họ đang đau khổ sâu sắc bởi điều gì đó mà họ cảm thấy bất lực không thể thay đổi
2- Họ đồng thời cảm thấy tức giận và buồn bã về hoàn cảnh và lo lắng rằng đó là lỗi của họ
3- Họ không biết làm thế nào để xoa dịu bản thân
Mặc dù người hay than vãn có thể hỏi xin lời khuyên thì những gì họ thực sự muốn ở ai đó là xác nhận rằng những cảm xúc của họ là có lý và giúp họ kiểm soát nỗi buồn, sự tức giận và cảm giác tội lỗi về hoàn cảnh. Vì vậy, nếu bạn chỉ cho họ sự xoa dịu hoặc sự thông cảm thì hiếm khi giúp họ cảm thấy tốt hơn, đó là lý do tại sao bạn bè của người hay than vãn cuối cùng trở nên chán ngấy. 1 cách tốt hơn để xử lý với những tình huống đó là kết hợp sự thấu cảm và sự thiết lập giới hạn ngay từ lúc bắt đầu.
Sau đây là 4 bước đơn giản để giúp đỡ người hay than vãn (người đó có thể là đồng nghiệp, bạn bè, những thành viên gia đình)
1- Thừa nhận với họ là bạn hiểu nỗi khổ và những cảm giác của sự bất lực và khó chịu. Với 1 đồng nghiệp, bạn có thể nói, 'Tôi biết bạn cảm nhận như thế nào. Và điều đó là tồi tệ vì chúng ta thực sự không thể làm được gì.' Với 1 em bé (còn đi chập chững) và/ hoặc 1 con chó, bạn có thể vuốt ve, xoa dịu cơ thể nó. 'Tôi biết bạn đang đói, nhưng tôi không có cái gì cho bạn bây giờ cả. Bạn có thể nắm tay tôi một vài phút cho đến khi chúng ta về nhà?' (nói với em bé)
2- Nhận ra rằng bạn không thể thay đổi những cảm xúc của họ. Họ đang bị măc kẹt trong 1 hoàn cảnh đau khổ, và lời khuyên của bạn, thậm chí sự xoa dịu của bạn sẽ là không đủ để thay đổi trải nghiệm của họ. Họ sẽ tiếp tục than vãn cho đến chừng nào họ phát triển được sức mạnh nội tại và 1 cảm giác có khả năng nhiều hơn, mà điều đó không thể xảy ra sau 1 đêm.
3- Cố gắng để cho họ biết rằng bạn hiểu đó không phải lỗi của họ, hoặc tệ nhất, đó hoàn toàn không phải lỗi của họ. Họ đã âm thầm, thường là trong vô thức, đổ lỗi cho bản thân vì những khó khăn của họ. Nhưng vì họ đang cảm thấy tội lỗi nên họ sẽ liên tục yêu cầu sự tha tội của bạn mà bạn không thể ban cho họ.
4- Thiết lập những giới hạn kiên quyết, rõ ràng về: bạn có thể lắng nghe họ bao lâu và những gì bạn có thể mang lại cho họ. Ví dụ, với 1 đồng nghiệp, bạn có thể nói, 'Tôi biết điều này thực sự làm bạn phiền muộn, và tôi rất tiếc về điều đó. Nhưng thật không may, tôi không thể ngồi và nói chuyện lâu hơn. Tôi phải quay lại làm việc.' Với 1 người bạn hoặc thành viên gia đình, giới hạn về thời gian bạn có thể nói chuyện qua điện thoại. Chuyển qua những chủ đề khác. Kể với họ về một số điều xảy ra trong cuộc sống của bạn. Nói cách khác, làm họ xao lãng. Ngược đời thay, bằng cách thiết lập những giới hạn, bạn đã cho họ biết rằng bạn tin là họ có thể tự xử lý sự thất vọng, khó chịu nhỏ đó, và chừng nào sự khó chịu đó không quá tải, điều này sẽ giúp họ bắt đầu phát triển sức mạnh bản thân mà họ cần có để chấm dứt than vãn.
Lời cuối, hãy nhớ 2 điều sau:
- Sự than vãn nhìn chung phản ánh sự bất lực của 1 người trong việc thay đổi hoặc là 1 hoàn cảnh hoặc là những cảm xúc của chính họ.
- Mối quan hệ của họ với bạn quan trọng hơn những giải pháp của bạn cho vấn đề của họ. Mọi việc sẽ không trở nên tốt hơn nếu bạn cho phép họ than vãn mãi mà không quan tâm hành động đó ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Thiết lập những giới hạn có thể không được tử tế; nhưng sự từ chối sẽ còn tồi tệ hơn. Nếu bạn có thể tìm 1 cách để thấu cảm với hoàn cảnh của họ, thiết lập những giới hạn mà họ có thể chịu được và bảo vệ không gian và sự lành mạnh tinh thần của bạn, bạn đã giúp họ rất nhiều.
Nguồn: psychologytoday.com
View more random threads:
- Khi nào những tấn bi kịch trở thành hài kịch ?
- Cách đáp ứng trước lời phê bình của mọi người
- Tội phạm không phân biệt nền giáo dục
- 4 khái niệm của Yalom trong tâm lý học hiện sinh.
- Làm gì khi người yêu quá phụ thuộc vào bố mẹ ?
- Những khuôn mẫu về đàn ông và phụ nữ
- Tuổi vị thành niên cần biết
- Cá Tính Của Con Người - Những Lợi ích Của Tâm Lý Học
- Điều khiển cảm xúc của mình và người khác
- Vì sao chúng ta đôi khi bỏ mặc người bị nạn?
- 27 điều " cần và đủ " cho cuộc sống của bạn.
- Tại sao Descartes yêu người phụ nữ mắt lác ? Sự quyến...
- Đương đầu với những rắc rối nhỏ hằng ngày
- Người bảo thủ thích sạch sẽ
- Mọi người có khả năng giúp đỡ bạn cao gấp 2 lần bạn...
Sunday, October 21, 2012
Tả một em bé đáng yêu
Tả một em bé đáng yêu
Bài làm
Bé Hiền lên ba tuổi, là con đầu lòng của chị Hiền và anh Thanh. Cả hai vợ chồng chị đều là sĩ quan hiện đang công tác trong Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô.
Bé Hiền như con búp bê rất xinh đẹp. Gương mặt bầu bĩnh, môi đỏ tươi, trong sáng. Chân tay bụ bẫm , nõn nà.
Bé Hiền hay hỏi mọi thứ chuyện. Bé đang tập hát, tập múa. Bé biết phân biệt con voi, con hổ, con sói, con hươu, con nai, con sóc, con đà điểu, con ngựa, con trâu, con bò, con gà…trong đống đồ chơi. Bé phân biệt được con trăn với con rắn. Bé biết bắt chước tiếng gà gáy, tiếng lợn kêu, tiếng chó sủa…
Chị Hằng cho biết bé Hiền biết bênh bố. Hễ bố đi công tác xa về, bé ôm lấy bố không chịu rời.
Mỗi lần em đến chơi, bé Hiền chạy ra cửa đón, nheo mắt cười ,gọi rối rít: “ Dì Nga, mẹ ơi!”. Rồi bé ôm chặt lấy dì, hôn lấy hôn để.
Nguyễn Phương Nga, Lớp 2A
Trường Tiểu học Phan Bội Châu
Quận Hồng Bàng – Hải Phòng*
Xem thêm:
Tả em bé đáng yêu mà em biết
Tả một em bé ( bé trai hay bé gái ) dễ thương
Tả một em bé thơ với bao tình thương mến
Bài làm
Bé Hiền lên ba tuổi, là con đầu lòng của chị Hiền và anh Thanh. Cả hai vợ chồng chị đều là sĩ quan hiện đang công tác trong Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô.
Bé Hiền như con búp bê rất xinh đẹp. Gương mặt bầu bĩnh, môi đỏ tươi, trong sáng. Chân tay bụ bẫm , nõn nà.
Bé Hiền hay hỏi mọi thứ chuyện. Bé đang tập hát, tập múa. Bé biết phân biệt con voi, con hổ, con sói, con hươu, con nai, con sóc, con đà điểu, con ngựa, con trâu, con bò, con gà…trong đống đồ chơi. Bé phân biệt được con trăn với con rắn. Bé biết bắt chước tiếng gà gáy, tiếng lợn kêu, tiếng chó sủa…
Chị Hằng cho biết bé Hiền biết bênh bố. Hễ bố đi công tác xa về, bé ôm lấy bố không chịu rời.
Mỗi lần em đến chơi, bé Hiền chạy ra cửa đón, nheo mắt cười ,gọi rối rít: “ Dì Nga, mẹ ơi!”. Rồi bé ôm chặt lấy dì, hôn lấy hôn để.
Nguyễn Phương Nga, Lớp 2A
Trường Tiểu học Phan Bội Châu
Quận Hồng Bàng – Hải Phòng*
Xem thêm:
Tả em bé đáng yêu mà em biết
Tả một em bé ( bé trai hay bé gái ) dễ thương
Tả một em bé thơ với bao tình thương mến
View more random threads:
- Tả người mẹ hiền yêu quý của em
- Tả một người thương yêu trong gia đình của em
- Tả người anh trai (hay người chị gái) của em
- Miêu tả lá cờ Tổ quốc
- Kể về một mùa mà em yêu thích - kể về mùa thu
- Văn lớp 2: Tả một người thân của em
- Tả loại quả em thích
- Viết đoạn văn về gia đình em
- Tả người bà ( bà ngoại hay bà nội) kính yêu của em
- Tả một em bé ( bé trai hay bé gái ) dễ thương
- Một số bài tập làm văn hay lớp 2
- Tả một đứa bé lần đầu tiên em mới gặp
- Tả một em bé đáng yêu
- Tả đứa em trai ( hay đứa em gái ) quý mến của em
- Miêu tả hình ảnh Bác Hồ kính yêu qua một bức ảnh mà em...
Wednesday, October 17, 2012
Kinh nghiệm chụp ảnh Việt Nam dưới mắt nhiếp ảnh gia nước ngoài
Nhiếp ảnh gia Kav Dadfar sống tại London (Anh), sau một lần thăm Việt Nam đã viết lại những kinh nghiệm chụp ảnh và chủ đề có thể khai thác. Theo ông, Việt Nam là nơi "hoàn hảo để chụp ảnh".
Trang chuyên về nhiếp ảnh Digital Photography School đã đăng lại những kinh nghiệm của nhiếp ảnh gia này. Theo Kav Dadfar, ở Việt Nam có thể khai thác rất nhiều chủ đề, từ sự nhộn nhịp và hỗn độn của đường phố đến những bức tranh nông thôn đẹp như mơ... Tất cả đều có thể trở thành những tác phẩm đáng giá trong hành trang của các nhiếp ảnh gia du lịch.
Dưới đây là những ghi chép của nhiếp ảnh gia Kav Dadfar:
Mặc dù vẫn nổi tiếng với những di sản thiên nhiên thế giới hay thành phố hoa lệ Sài Gòn, nhưng giờ đây chụp ảnh về những đề tài này đã không còn là mới. Bạn chỉ cần vào Internet và đánh các dòng chữ tìm kiếm ảnh liên quan đến vịnh Hạ Long hay Sài Gòn, bạn sẽ thấy vô vàn ảnh về các địa danh này trên các trang chia sẻ ảnh. Vì vậy, để có được bức ảnh nổi bật hơn, cần phải tìm ra những địa điểm mới.
Chẳng hạn, bức hình trên được phát hiện một cách tình cờ ở ngoại vi Đà Lạt. Tượng Phật lớn được tôn thêm nhờ có hai hàng cây hai bên tạo một khung ảnh tự nhiên. Bạn chỉ việc chờ một đoàn người hành hương với những chiếc nón lá trên đầu đi bộ từ chân dốc lên phía bức tượng và chụp một loạt các bức khác nhau để cho ra được bức ưng ý cuối cùng.
Chọn khách sạn ở không theo nghĩa là tiện nghi mà theo nghĩa hãy chọn những nơi có tầng mái hoặc ban công nhìn ra ngoài trời, từ đó bạn có thể có được vị trí tối ưu trong việc chụp khung cảnh phố xá khi bình minh hoặc hoàng hôn. Giá cả khách sạn ở Việt Nam khá dễ chịu, vì thế bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn mà không phải băn khoăn gì nhiều.
Bức ảnh trên được chụp từ tầng mái của một khách sạn gần chợ Bến Thành (TP HCM) thể hiện một góc nhìn khá mới lạ so với những hình ảnh quen thuộc về thành phố này.
Một trong những thứ hấp dẫn các nhiếp ảnh gia về Việt Nam là vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống thường nhật. Để có được những bức ảnh đáng giá, máy ảnh của bạn phải luôn ở chế độ sẵn sàng chụp với công tắc luôn bật và nắp che ống kính luôn bỏ ngỏ. Có như vậy bạn mới có thể nhanh chóng và kịp thời nắm bắt những khoảnh khắc quý giá của đời sống ở đây.
Ảnh trên là về một cô bé theo mẹ đi chợ chợt ngoảnh ra nhìn bên ngoài, về phía ống kính của một người lạ với vẻ mặt tò mò khó tả. Nếu bạn phải thực hiện đầy đủ thao tác: lấy máy ra khỏi túi, căn chỉnh... Chắc chắn bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội này.
Chợ Việt Nam là nơi thích hợp nhất thể hiện toàn bộ cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây, vì thế bất kỳ nhiếp ảnh gia du lịch nào cũng không nên bỏ lỡ địa điểm này. Hãy chụp càng nhiều càng tốt, từ người bán hàng tới người mua, từ hàng này tới hàng khác cho tới khi có được một bức ảnh hợp ý mình và tái hiện được cuộc sống người dân.
Một nhiếp ảnh gia từng nói: “Nếu như bức ảnh của bạn chưa đủ đẹp, đó chẳng qua là do bạn chụp đưa đủ gần”. Trong trường hợp này, thay vì tìm kiếm các bức ảnh góc rộng quen thuộc về đời sống, bạn hãy thử chụp cận cảnh và tập trung chỉ vào một số chủ thể nhất định.
Ví dụ bức ảnh trên được chụp cận cảnh tại một ngôi đền nhỏ, trong khay cúng lễ. Rõ ràng khi ảnh về những người đi cầu khấn đã trở nên quen thuộc, hình ảnh cận cảnh về những đồng tiền lại dường như làm cho bức ảnh cùng một đề tài nhưng lại được nổi bật hơn.
Một trong những điều thú vị nhất về Việt Nam là sự khác biệt giữa cuộc sống thành thị và nông thôn. Từ những con phố đông đúc, chật chội của Hà Nội tới những cảnh sắc êm đềm và vẻ đẹp cổ xưa của đô thị Hội An, tất cả đều là những chất liệu quý báu cho các nhiếp ảnh gia thể hiện góc nhìn của mình.
Bức ảnh trên được chụp tại phố cổ Hội An với những con thuyền êm đềm đậu bến sông khi trời tối, tái hiện được vẻ đẹp cổ kính vốn có của đô thị cổ này một thời trên bến dưới thuyền.
Dưới đây là những ghi chép của nhiếp ảnh gia Kav Dadfar:
1. Tránh chụp các phong cảnh quen thuộc
![]() |
Ảnh chụp ở ngoại vi Đà Lạt. Ảnh: Kav Dadfar. |
2. Chọn kỹ càng nơi ở
![]() |
Ảnh tác giả Kav Dadfar chụp từ cửa phòng khách sạn của ông. |
3. Luôn sẵn sàng
![]() |
Ảnh tác giả chụp tại một phiên chợ vùng cao. |
4. Hướng ra phía chợ
![]() |
Chợ Việt Nam. Ảnh: Kav Dadfar. |
5. Chụp cận cảnh
![]() |
Ảnh chụp ở một ngôi đền nhỏ. Ảnh: Kav Dadfar. |
6. Tái hiện vẻ đẹp tiềm ẩn qua thực tại
![]() |
Ảnh chụp tại phố cổ Hội An của Kav Dadfar. |
Nguyễn Hà
View more random threads:
- Tặng son93 1 con thú, son93 chọn đi
- Đơn Độc
- [Video] Làm thế nào để vẽ mũi thực tế.
- Ảnh ngộ nghĩnh với mặt trời ^^
- Những "ngôi nhà" cực kì đặc biệt của người...
- Nhân hóa những trái trứng ^^~
- Ảnh: Hoa hướng duơng
- [Video] Nghệ thuật vẽ tranh cát.
- Tuyệt tác ánh sáng
- Áo dài, nét đẹp người phụ nữ Việt
- Hoa xương rông
- Mùa hè sắp đến rồi! chúc mọi người ăn kem ngon nha!
- Hoa sen - tặng bạn
- Lãng mạng cùng hoa hồng...♥
- Hoa lộc vừng đỏ rực bên hồ Gươm
Subscribe to:
Posts (Atom)