Nhưng, công lao lớn nhất của người Phùng Nguyên lại là ở chỗ chính họ đã mở ra kỷ nguyên của văn minh thời đại đồ đồng ở Việt Nam. Lịch sử đồ đồng ở Việt Nam đã phát triển qua bốn chặng đường lớn, với bốn nền văn hóa kế tục nhau đó là văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu (Vĩnh Phúc), văn hóa Gò Mun (Phú Thọ) và văn hóa Đông Sơn (Thanh Hóa).
Ở Phùng Nguyên, đồ đồng mới chỉ bước đầu xuất hiện. Trong các di chỉ của văn hóa Phùng Nguyên, người ta đã tìm thấy một số cục đồng và xỉ đồng. Sự tồn tại của xỉ đồng tỏ rõ rằng đồ đồng được chế tạo tại chỗ, văn minh thời đại đồ đồng ở Phùng Nguyên nói riêng và ở các địa phương trên lãnh thổ nước ta lúc bấy giờ nói chung là văn minh bản địa. Do tỷ lệ đồ đồng lúc này còn rất khiêm nhường, các nhà khảo cổ học đã xếp văn hóa Phùng Nguyên vào sơ kỳ của thời đại đồ đồng ở Việt Nam. Nền văn hóa này có niên đại cách nay khoảng 4.000 năm. Tương đương với văn hóa Phùng Nguyên kể về niên đại lẫn tính chất còn có văn hóa Hoa Lộc (Thanh Hóa).
Đồng Đậu có sự phát triển tiếp nối với một trình độ cao hơn của Phùng Nguyên. Văn hóa Đồng Đậu có niên đại cách nay khoảng 3.300 năm và được xếp vào trung kỳ thời đại đồ đồng ở Việt Nam.
Sau Đồng Đậu và phát triển trên cơ sở Đồng Đậu là văn hóa Gò Mun được coi là hậu kỳ của thời đại đồ đồng. Ở đây, tỷ lệ hiện vật đồ đồng rất cao và quan trọng hơn, đồ đồng đã có mặt trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Gò Mun có niên đại cách nay chừng trên dưới 3000 năm.
Theo Sách Hỏi đáp Lịch Sử Việt Nam*
View more random threads:
- Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
- Vụ án Lệ chi viên
- chính sách ngoại giao của nhà ĐINH-TIỀN LÊ đối với...
- Cuộc náo loạn kinh thành năm Kỉ Tị (1209)
- Chiến dịch đánh tống 1075
- Nhà Trần (1225 - 1400) - những điều thú vị!
- Bùi Tá Hán - Danh Tướng Triều Lê được Tôn Vinh
- Quản lĩnh và thủ lĩnh?
- Tiếp cận nền giáo dục khoa cử thời Lê sơ
- Lê Lơi
No comments:
Post a Comment